Shopping Cart

0 item 0
There are 0 item(s) in your cart
Subtotal: 0

Tìm hiểu Nồi Tay Ga ? Cấu Tạo Nồi Tay Ga ?

Cấu tạo một nồi tay ga hoàn chỉnh bao gồm các bộ phận sau:

  1. Chuông Nồi/Vỏ li hợp bị động (Xem giá chuông nồi FCC cho Honda, Xem giá chuông nồi Exedy cho Yamaha)
  2. Li hợp bị động/ Cụm Bố 3 càng (Xem giá bố 3 càng FCC cho Honda, Xem giá bố 3 càng Exedy cho Yamaha)
  3. Lò xo đế / Lò xo cái /Lò xo má puli bị động (Xem giá lò xo đế FCC)
  4. Đệm chặn con lăn/Chụp pulley sau/ Chụp lò xo Puli (Xem giá chụp pulley sau)
  5. Đai ốc giữ puli bị động;
  6. Má động puli chủ động/Cụm puli chủ động (Xem giá cụm puli FCC)
  7. Con lăn dẫn hướng (Xem giá con lăn dẫn hướng)
  8. Má động puli bị động/Cụm puli bị động (Xem giá cụm puli FCC)
  9. Dây đai truyền động/Dây curoa Bando (Xem giá dây curoa Bando)
  10. Đai ốc và lông đền giữ puli (Xem giá đai ốc puly sau)
  11. Bi văng/Bi nồi (Xem giá bi nồi Bando)
  12. Nắp trượt;
  13. Má động puli chủ động/Chén bi (Xem giá Chén bi FCC)
  14. Ống lót má puli chủ động;
  15. Má tĩnh puli chủ động/Má cố định puli/Cánh quạt (Xem giá cánh quạt FCC, cánh quạt Exedy )
  16. Ốp vách máy bên trái.

– Puli bị động quay trơn ở trục láp, gồm các chi tiết từ (1) đến (8). Puli chủ động được gắn ở trục cốt máy, gồm các chi tiết từ (11) đến (15). Puli chủ động sẽ kéo puli bị động nhờ dây đai truyền động. Một bộ li hợp sẽ được gắn ở đầu bộ puli bị động để tách truyền động khi xe dừng hẳn.

– Ở cụm puli bị động, hai mặt puli sẽ được ép chặt vào nhau nhờ lực nén của lò xo do đó khoảng cách giữa hai mặt puli là nhỏ nhất, khoảng cách từ mặt dây đai đến tâm cốt láp là lớn nhất khi động cơ không hoạt động. Các con lăn dẫn hướng sẽ được gắn vào trục của má puli tĩnh, giữ nhiệm vụ dẫn hướng cho má động di chuyển ra vô. Các con lăn này sẽ được bôi trơn bằng mỡ bò được tiêm sẵn trong rãnh trượt của má puli động. Đệm chặn con lăn ngoài việc giữ con lăn, nó còn có nhiệm vụ giữ lớp mỡ bò này không văng ra ngoài gây trượt dây đai. Đầu của puli bị động sẽ có một bộ li hợp, trong đó vỏ li hợp sẽ ăn khớp then hoa với trục chủ động của bộ lap bánh xe, ba càng của li hợp được gắn với đầu puli.

– Ở cụm puli chủ động, hai mặt puli sẽ cách xa nhau một khoảng để cho dây đai luôn ôm sát cốt máy nhất, khoảng cách từ dây dai đến tâm tốt máy là lớn nhất khi máy không hoạt động. Tùy loại xe mà nắp trượt sẽ được siết ép vào cốt máy hoặc ăn khớp then hoa. Nắp trượt sẽ có các rãnh có gắn cao su giảm chấn để cho mặt puli động trượt trên đó. Giữa nắp trượt và mặt puli động có sáu rãnh trượt cho các viên bi văng. Khi động cơ nghỉ, các bi văng sẽ nằm gần sát cốt máy.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG NỒI TAY GA

– Như chúng ta đã biết thì để truyền động giữa cốt bị động và cốt chủ động cần có bánh răng, và khi tốc độ của cốt chủ động là cố định thì để thay đổi tốc độ của cốt bị động ta cần phải thay đổi tỉ số tuyền cho nó. Các loại xe số thường dùng hộp số để thay đổi tốc độ của xe. Nồi xe tay ga hay còn gọi là hộp số vô cấp, thay đổi tốc độ xe bằng cách thay đổi tỉ số truyền liên tục dựa trên sự li tâm của các viên bi văng. Các bộ phận chính để thay đổi tỉ số truyền là cụm puli chủ động, dây đai và cụm puli bị động.

– Khi động cơ hoạt động, cốt máy quay khiến cho các viên bi văng trượt ra xa tâm cốt máy, đẩy má puli động của cụm puli chủ động ra xa, khoảng cách giữa hai má puli này nhỏ dần lại. Dây đai sẽ được hai mặt puli này ép lên trên theo đường xéo của puli, khiến đường kính của dây đai ôm qua puli chủ động lớn dần, qua đó thay đổi tỉ số truyền chủ động. Dây đai bị ép căng ở puli chủ động cũng sẽ ép căng puli bị động. Khiến cho lò xo của puli bị động bị nén lại, ép hai mặt puli của cụm puli bị động ra xa nhau, qua đó làm thay đổi tỉ số truyền bị động. Tỉ số truyền sẽ thay đổi theo số vòng quay cốt máy, cốt máy quay càng nhanh thì tỉ số truyền càng nhỏ, xe chạy càng nhanh và ngược lại.

– Trong quá trình hoạt động của xe tay ga, chúng ta có thể chia làm ba chế độ chính hoạt động chính:

– Chế độ cầm chừng: cốt máy quay ở tốc độ từ 1200 đến 1500 vòng/phút, các bi văng bị ép văng ra khỏi tâm cốt máy một khoảng. Mặt puli bị động bắt đầu bị đẩy ra một khoảng, ép căng và kéo dây đai quay. Dây đai sẽ ép mặt puli bị động lại, kéo puli bị động quay theo. Nhưng do số vòng quay chưa đủ để lực li tâm ở bố ba càng thắng được sức căng của lò xo ba càng nên bố ba càng vẫn chưa bung đủ độ để ép chặt vào chuông nồi kéo cốt bánh quay. Động cơ hoạt động nhưng xe vẫn có thể đứng yên tại chỗ.

– Chế độ tải nhẹ: cốt máy quay ở tốc độ trên 1800 vòng/phút, máy quay nhanh hơn sẽ làm cho lực li tâm lớn hơn, bi văng sẽ văng xa hơn. Dây đai được puli chủ động ép làm giảm tỉ số truyền nên sẽ quay nhanh hơn, kéo nồi sau quay nhanh hơn. Lực li tâm của bố ba càng thắng lực kéo lò xo ba càng, khiến cho ba càng ép chặt vào vỏ li hợp, kéo trục láp quay làm cho xe di chuyển về phía trước. Khi lên ga cao hơn nữa, lực li tâm lớn hơn thì tỉ số truyền sẽ giảm và xe chạy nhanh hơn.

– Chế độ tải nặng: lúc này, lực li tâm đã đủ để kéo dây dai, ép bố ba càng chặt vào vỏ li hợp nhưng để bánh quay thì cần phải có lực lớn hơn nên ba càng sẽ trượt trong vỏ li hợp, dây đai cũng trượt trên hai mặt puli chủ động và bị động, tỉ số truyền không thay đổi. Cho đến khi tăng thêm ga, cốt máy quay nhanh hơn, moment xoắn ở cốt máy lớn hơn thì sự trượt bắt đầu giảm lại. Bánh xe bắt đầu quay và tỉ số truyền sẽ giảm dần khi tăng dần ga.

BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BỘ NỒI

– Trên một bộ nồi tay ga thì ta thường hay gặp các bệnh cơ bản như là tuột nồi, nồi phát ra tiếng kêu, rung đầu.

– Tuột nồi có nhiều nguyên nhân, có thể kể đến một vài nguyên nhân như:

+ Mòn dây đai (dây curoa): dây đai bị mòn, bề rộng của dây đai nhỏ, vượt mức cho phép khiến cho puli nồi chủ động bung ra ép không chặt, phải lên ga cao hơn, lực ép lớn hơn thì dây đai mới được ép chặt và kéo bánh xe quay.

+ Mòn mặt puli chủ động: puli chủ động được làm từ nhôm nên khi hoạt động nhiều sẽ mòn. Mặt puli này sẽ mòn theo đặc tính làm việc của xe, tức là xe thường chạy ở tốc độ nào thì tỉ số truyền ở tốc độ đó sẽ mòn nhiều nhất.

+ Lún bi văng (bi nồi): bi văng thường có vỏ bọc bằng nhựa và có cân nặng cố định, khi bi bị mòn thì đường kính bi sẽ giảm, puli ép không chặt, ngoài ra cũng sẽ gây giảm lực li tâm khi động cơ hoạt động.

+ Mòn rãnh trượt của bi văng: puli động sẽ có rãnh để bi trượt trên đó, khi rãnh này bị mòn hay bị lún thì bi lực ép của bi tác động lên puli bị giảm gây tuột nồi.

+ Lò xo ép của cụm puli bị động bị lún: lực ép lò xo ban đầu không còn lớn, dây đai không được ép chặt. Khi đề pa, bi văng ra quá xa do lò xo puli bị động yếu không ép được mặt puli bị động khiến cho tỉ số truyền quá lớn, xe bị ì.

+ Mòn bộ li hợp (bố 3 càng): bộ li hợp hoạt động quá lâu sẽ bị mòn, hiệu suất truyền lực giảm gây tuột nồi.

+ : hoạt động lâu ngày, các chi tiết bị mòn và sản sinh ra bụi. Nhưng do nồi ở trong môi trường tương đối kín nên bụi ít lọt ra ngoài được. Bụi sẽ bám vào các chi tiết truyền động, khiến cho chúng bị giảm ma sát và tuột nồi.

+ Xì phốt: phốt ở cụm puli bị động, phốt ở trục láp hoặc phốt ở trục cốt máy bị xì nhớt thì nhớt sẽ bám vào các chi tiết truyền động, làm giảm độ ma sát và tuột nồi.

Nguyên nhân bộ nồi phát ra tiếng kêu lạ

+ Mòn cao su giảm chấn giữa nắp trượt và puli động của cụm puli chủ động.

+ Bi văng bị lỏng, rơ ngang trong rãnh bi sẽ khiến cho bi bị lắc khi động cơ hoạt động.

+ Con lăn dẫn hướng bị mòn, mặt puli chủ động của cụm puli bị động khi văng ra sẽ bị lắc trong rãnh của con lăn và phát ra tiếng kêu.

+ Bạc đạn cốt láp bị lỏng khiến cho cốt láp bị lắc gây ra tiếng kêu.

Nguyên nhân khiến cho xe bị rung đầu

Có thể nói đến là do bố ba càng ở bộ li hợp không bám vào vỏ li hợp. Moment xoắn truyền qua puli bị động không đủ lớn để ba càng bung ra ép chặt vào vỏ li hợp. Chỉ đủ để ép nhẹ, ba càng càng có lúc trượt lúc bám, xe sẽ bị rung đầu.

Ảnh hưởng bộ nồi đến hoạt động

– Đặc trưng của xe tay ga là khi hoạt động không cần phải sang số, khi nồi bị hư hỏng thì quá trình tự sang số này sẽ bị ảnh hưởng, xe chạy sẽ không êm như lúc đầu.

– Trường hợp xe bị tuột nồi thì phải lên ga cao xe mới chạy, điều đó sẽ làm xe bị hao xăng, không bốc, điều khiển xe khi dừng hẳn rất mệt mỏi.

– Đối với những mặt nhôm puli chủ động bị mòn nhẹ thì trong quá trình giảm tỉ số truyền, dây đai di chuyển đến chỗ bị mòn trên mặt puli sẽ rớt xuống đó, một thời gian khi moment xoắn lớn hơn, dây đai thoát khỏi rãnh đó thì xe sẽ bị giựt và tăng tốc bình thường trở lại.

– Ngoài ra, sự hoạt động của dây đai cũng sẽ quyết định lớn đến tính năng hoạt động của xe. Dây đai không chỉ mòn sau thời gian sử dụng mà còn xuất hiện những vết nứt. Khi vết nứt quá sâu thì dây đai sẽ đứt, xe không thể chạy.

CÁCH SỬA CHỮA NỒI TAY GA

– Sau khi phát hiện thấy xe mình lên ga cao xe mới chạy, rung đầu hay phát ra những tiếng kêu lạ ở nồi thì bạn nên làm nồi lại. Cụ thể nên tháo nồi ra, kiểm tra các chi tiết hư hại bên trong và thay thế. Có thể kể đến các bước làm như sau:

+ Bước 1: tháo nắp máy, tháo ốc giữ cụm puli nồi trước và sau. Lưu ý, khi tháo cụm puli bị động không nên giữ lại bằng cách bóp thắng sau hay giữ bánh, việc đó sẽ làm hư hỏng bộ láp bánh sau nếu bạn làm nhiều lần.

+ Bước 2: kiểm tra và thay thế các chi tiết hư hỏng ở cụm puli chủ động như cao su giảm chấn rãnh trượt, ống dẫn hướng, phốt làm kín ống dẫn hướng, bi văng, rãnh trượt của bi văng. Các chi tiết ở cụm puli bị động như kiểm tra độ dài lò xo ép puli, đường kính trong của vỏ li hợp, đường kính ngoài của bố ba càng, bề mặt bố ba càng, cao su giảm chấn của bố ba càng, độ rơ ngang và độ rơ của rãnh trượt trên puli động. Lộn ngược dây đai lại kiểm tra vết nứt trên dây đai, kiểm tra độ dày dây đai. Kiểm tra lại các phốt làm kín dầu nhớt, đảm bảo lốc nồi không bị dầu nhớt văng vào. Kiểm tra lại các vòng bi của cốt láp, vòng bi trên lốc máy, vòng bi đũa của puli bị động.

+ Bước 3: vệ sinh các chi tiết, vệ sinh sạch bụi bẩn của lốc nồi.

+ Bước 4: lắp ráp các chi tiết lại, lưu ý khi ráp phải ép dây đai vào trong puli nồi bị động, để dây đai không bị ép khi siết ốc cụm puli nồi chủ động.

VỆ SINH NỒI ĐỂ XE HOẠT ĐỘNG BỀN BỈ

 – Tuy xe tay ga đời mới hoạt động bền bỉ hơn rất nhiều những xe đời cũ nhưng không phải vì vậy mà nó có thể hoạt động suốt được, cần phải bảo dưỡng chăm sóc xe thường xuyên thì xe mới bền được.

– Vệ sinh nồi là yếu tố cần thiết để bảo dưỡng nồi xe tay ga. Khi vệ sinh nồi, người thợ sẽ phát hiện sớm nhất những hư hỏng của bộ nồi, để sửa chữa sớm nhất trước khi nồi hư nặng hơn.

– Thay thế những phụ tùng chính hãng sẽ giúp bộ nồi hoạt động bền hơn, những phụ tùng kém chất lượng sẽ mau hư, kéo theo những chi tiết khác hư theo.

– Khi ráp nồi cần phải lưu ý không để nhớt bám vào hai mặt puli, dây đai truyền động phải quay trơn khi ráp bộ puli chủ động, việc đó sẽ giúp cho dây đai không bị kẹt lại khi ráp nồi.

– Khi động cơ không hoạt động thì dây đai truyền động luôn bị căng, nên xe tay ga để lâu không sử dụng thì dây đai sẽ bị biến dạng, cụ thể là ở phần dây đai truyền động tiếp xúc với cụm puli chủ động sẽ bị uốn cong và dần dần sẽ gây nứt ở phần uốn cong đó.

NHÀ PHÂN PHỐI YSS Việt Nam CUNG CẤP NỒI CHÍNH HÃNG HONDA, YAMAHA THEO XE CHÍNH HÃNG FCC VÀ EXEDY TỪ NHẬT BẢN. Hotline: 0354.390.039

Nhà phân phối, bán sỉ phụ tùng xe máy chính hãng Thái Lan. Nhật Bản cho Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio tại Việt Nam. Xuất hóa đơn và chứng từ nhập khẩu đầy đủ.

Related News

x